Giảm Thính Lực Hay Khiếm Thính Là Gì?

Bạn đã biết nghe là gì, nhưng nghe kém hay giảm thính lực là gì? Giảm thính lực, hoặc khiếm thính, xảy ra khi có vấn đề với một hoặc nhiều phần của một tai hoặc cả hai tai, dây thần kinh đến từ tai hoặc phần não điều khiển thính giác. “Suy giảm” có nghĩa là một cái gì đó không hoạt động chính xác hoặc đúng như lẽ ra nó phải thế.

Một người bị giảm thính lực có thể nghe được một số âm thanh hoặc không nghe gì cả. Mọi người cũng có thể sử dụng các từ điếc hoặc nghe khó khi họ nói về mất thính lực.

Khoảng 3 trẻ trong 1.000 trẻ sinh ra bị mất thính lực, khiến nó trở thành khuyết tật bẩm sinh phổ biến nhất. Vấn đề liên quan đến thính giác cũng có thể phát sinh sau này trong cuộc sống.

Thính giác hoạt động như thế nào?

Để hiểu làm thế nào và tại sao giảm thính lực xảy ra, chúng ta cần hiểu tai hoạt động như thế nào.

Tai được tạo thành từ ba phần khác nhau: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Những phần này hoạt động cùng nhau để bạn có thể nghe và xử lý âm thanh. Tai ngoài, hoặc vành tai (phần bạn có thể nhìn thấy), thu sóng âm và sóng sau đó đi qua ống tai ngoài.

Khi sóng âm đập vào màng nhĩ ở tai giữa, màng nhĩ bắt đầu rung. Khi màng nhĩ rung lên, nó di chuyển ba xương nhỏ trong phần tai giữa của bạn. Những xương này được gọi là xương búa (hoặc malleus), xương đe (hoặc incus) và xương bàn đạp (hoặc stapes). Chúng giúp âm thanh được chuyển vào tai trong.

Các rung động sau đó được chuyển đến ốc tai, nơi này chứa đầy chất lỏng và được lót bằng các tế bào có hàng ngàn sợi lông nhỏ trên bề mặt của chúng. Có hai loại tế bào lông: tế bào lông bên ngoài và tế bào lông bên trong. Những rung động âm thanh làm cho những sợi lông nhỏ di chuyển. Các tế bào lông ngoài lấy thông tin âm thanh, khuếch đại nó (làm cho nó to hơn) và điều chỉnh nó. Các tế bào lông bên trong gửi thông tin âm thanh đến dây thần kinh thính giác của bạn, sau đó gửi nó đến não của bạn, nhờ đó bạn nghe được.

Các loại mất thính lực/khiếm thính

Có một số loại mất thính lực/khiếm thính khác nhau:

Có một số loại mất thính lực/khiếm thính khác nhau: khiếm thính dẫn truyền, khiếm thính tiếp nhận (liên quan đến phần hệ thần kinh), khiếm thính hỗn hợp (kết hợp mất thính lực dẫn truyền và tiếp nhận), khiếm thính thần kinh trung tâm.

Khiếm thính dẫn truyền

• Khiếm thính dẫn truyền: Điều này xảy ra khi có vấn đề với một phần của tai ngoài hoặc tai giữa bị nghẽn, làm chặn luồng âm thanh đi vào tai trong. Loại mất thính lực thường nhẹ và chỉ bị tạm thời, vì trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị y tế có thể giúp chữa được.

Khiếm thính tiếp nhận (liên quan đến phần hệ thần kinh):

• Khiếm thính tiếp nhận (liên quan đến phần hệ thần kinh): Điều này xảy ra khi có vấn đề ở tai trong hoặc vấn đề liên quan đến đường dẫn truyền từ tai trong đến não. Điều này có thể xảy ra khi các tế bào lông nhỏ trong ốc tai bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Tùy thuộc vào mức độ mất các tế bào lông ở tai trong, một đứa trẻ có thể nghe hầu hết các âm thanh (mặc dù các âm thanh này sẽ nghe như bị nghẹt nghẹt) trong môi trường yên tĩnh; nhưng khi ở trong môi trường ồn ào, trẻ chỉ nghe một số âm thanh hoặc không nghe thấy âm thanh nào cả. Khiếm thính tiếp nhận gần như là một khiếm khuyết vĩnh viễn và khả năng nói chuyện bình thường của trẻ có thể bị ảnh hưởng rõ rệt.

Khiếm thính thần kinh trung tâm:

Khiếm thính thần kinh trung tâm: Điều này xảy ra khi ốc tai hoạt động tốt, nhưng các phần của não thì bị tổn thương. Loại mất thính lực hiếm gặp này rất khó điều trị.

Nguyên nhân gây khiếm thính?

Khiếm thính có thể xảy ra do một người được sinh ra với các bộ phận của tai không hình thành chính xác và không hoạt động tốt. Các vấn đề khác có thể xảy ra sau đó vì chấn thương hoặc bệnh tật, bao gồm:

• dịch tai giữa

• nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não

•chấn thương đầu

• nghe nhạc rất lớn, đặc biệt là qua tai nghe hoặc nút tai

• tiếp xúc nhiều với âm thanh lớn, như tiếng máy móc, động cơ, v.v…

Rất nhiều trẻ em đã bị nhiễm trùng tai, cũng có thể gây mất thính giác. Tuy nhiên, mất thính lực vĩnh viễn do nhiễm trùng tai là rất hiếm.

Làm thế nào để một bác sĩ kiểm tra mất thính lực?

Nếu bác sĩ nghĩ rằng một bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nghi ngờ bị mất thính lực, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ đưa trẻ đến bác sĩ thính học, hay nhà thính học. Nhà thính học là một chuyên gia thính học (tiếng Anh là Audiologist: awd-ee-ah-luh-jist) là người được đào tạo đặc biệt để kiểm tra và giúp đỡ các vấn đề liên quan đến giảm hoặc mất thính giác.

Chuyên gia thính học nhi khoa kiểm tra thính giác của trẻ bằng cách thực hiện các loại xét nghiệm, kiểm tra khác nhau. Họ thậm chí còn có các bài kiểm tra thính giác cho trẻ sơ sinh! Có lẽ bạn cũng đã từng được kiểm tra thính lực! Khi mà bạn đeo tai nghe và phải giơ tay để thể hiện rằng bạn có thể nghe được ở mỗi tai.

Nếu chuyên gia thính học thấy rằng một trẻ bị khiếm thính, chuyên gia sẽ đề nghị hướng điều trị và đề nghị gia đình làm việc với một nhóm đặc biệt. Đội ngũ này có thể giúp tìm ra cách tốt nhất để đứa trẻ học và giao tiếp.

Giảm/mất thính lực được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị mất thính lực phụ thuộc vào loại mất thính lực, mức độ nghiêm trọng và các nhu cầu khác của trẻ.

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm thuốc, phẫu thuật, máy trợ thính hoặc các thiết bị nghe hỗ trợ khác, trong đó nhấn mạnh nghe giọng nói và giúp trẻ nghe tốt hơn trong môi trường ồn ào. Khi được điều trị sớm, hầu hết các trẻ sẽ có thể nghe bình thường trở lại, và quan trọng nhất là sẽ có thể phát triển lời nói và ngôn ngữ.

Máy trợ thính

Máy trợ thính là loại giống như bộ khuếch đại âm thanh tí hon. Chúng giúp làm cho âm thanh to hơn và thậm chí có thể chọn lọc những âm thanh tốt nhất để những gì trẻ nghe được rõ ràng hơn. Máy trợ thính chuyển giao âm thanh khuếch đại (thông qua các rung động âm thanh) từ màng nhĩ và tai giữa đến tai trong hoặc ốc tai. Công nghệ trợ thính có sẵn có thể tự động điều chỉnh âm lượng của âm thanh.

Cấy ốc tai

Đối với một số trẻ không thể nghe hoặc hiểu từ ngay cả với sự trợ giúp của máy trợ thính, có một thiết bị khác gọi là cấy ốc tai điện tử (cochlear implant: ko-klee-ur im-plant). Đây là một thiết bị điện tử rất nhỏ được đưa vào ốc tai trong quá trình hoạt động. Nó đảm nhận công việc của các tế bào lông bị hư hỏng hoặc bị phá hủy trong ốc tai. Ốc tai điện tử này sẽ biến âm thanh thành tín hiệu điện kích thích trực tiếp dây thần kinh thính giác.

Học và giao tiếp

Một đứa trẻ bị mất thính giác có thể theo học một trường đặc biệt, hoặc các lớp học đặc biệt trong một trường học bình thường, hoặc là một phần của lớp học thông thường. Tùy thuộc vào mức độ mất thính lực của trẻ nghiêm trọng như thế nào, một số trẻ em có thể làm việc với các nhà thính học hoặc nhà nghiên cứu vấn đề liên quan đến ngôn ngữ (speech pathologist) để giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe và nói.

Một số người bị mất thính lực có thể cần sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để giao tiếp, như:

Đọc lời nói

• Đọc lời nói (còn gọi là đọc môi), bao gồm việc nhìn kỹ vào môi của một người, nét mặt và cử chỉ để giúp tìm ra lời nói.

Ngôn ngữ ký hiệu

• Ngôn ngữ ký hiệu, là ngôn ngữ của chuyển động tay cho phép người khiếm thính giao tiếp mà không cần nói. Hãy nhớ rằng: Ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ (ASL) khác với ngôn ngữ ký hiệu được sử dụng ở các quốc gia khác, thậm chí khác với Ngôn ngữ ký hiệu của Anh!

Cued Speech và Signed English Exact

• Cued Speech và Signed English Exact, sử dụng các hình thức tạo hình với bàn tay để dịch những gì đang được nói. Chúng được sử dụng kèm với ngôn ngữ nói để giúp mọi người hiểu bất cứ điều gì họ không thể hiểu được thông qua việc đọc môi.

Vậy còn nói chuyện điện thoại thì sao?

Nhờ một thiết bị viễn thông (còn được gọi là TDD), một cuộc trò chuyện có thể được gõ ra thay vì nói. Các thông báo xuất hiện trên một màn hình đặc biệt hoặc trên bản in.

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào một người khiếm thính có thể xem phim hoặc xem TV. Các chương trình truyền hình và phim có chú thích có trình bày chữ viết ở dưới cùng của màn hình, vì vậy những người bị mất thính giác có thể đọc theo để hiểu những gì đang diễn ra. Công nghệ đang thay đổi liên tục, và bạn có thể sẽ thấy các công cụ mới hơn và tốt hơn để giúp đỡ những đứa trẻ khiếm thính, cũng như gia đình và bạn bè của chúng.

Vì vậy, những đứa trẻ khiếm thính có thể đến trường, nói chuyện điện thoại và xem phim. Nếu điều đó nghe rất giống cuộc sống của một đứa trẻ thông thường, bạn đã đúng!

https://kidshealth.org/en/kids/geting-impairment.html

Được đánh giá bởi: Thierry Morlet, Tiến sĩ

Xem xét thông tin, dịch và duyệt bởi Nhóm chuyên gia VCK, tháng 03.2020

Bài viết liên quan
/* .saboxplugin-wrap{-webkit-box-sizing:border-box;-moz-box-sizing:border-box;-ms-box-sizing:border-box;box-sizing:border-box;border:1px solid #eee;width:100%;clear:both;display:block;overflow:hidden;word-wrap:break-word;position:relative}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar{float:left;padding:20px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar img{max-width:100px;height:auto;border-radius:0;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname{font-size:18px;line-height:1;margin:20px 0 0 20px;display:block}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname a{text-decoration:none}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname a:focus{outline:0}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc{display:block;margin:5px 20px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc a{text-decoration:underline}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc p{margin:5px 0 12px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-web{margin:0 20px 15px;text-align:left}.saboxplugin-wrap .sab-web-position{text-align:right}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-web a{color:#ccc;text-decoration:none}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials{position:relative;display:block;background:#fcfcfc;padding:5px;border-top:1px solid #eee}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg{width:20px;height:20px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg .st2{fill:#fff; transform-origin:center center;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg .st1{fill:rgba(0,0,0,.3)}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a:hover{opacity:.8;-webkit-transition:opacity .4s;-moz-transition:opacity .4s;-o-transition:opacity .4s;transition:opacity .4s;box-shadow:none!important;-webkit-box-shadow:none!important}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials .saboxplugin-icon-color{box-shadow:none;padding:0;border:0;-webkit-transition:opacity .4s;-moz-transition:opacity .4s;-o-transition:opacity .4s;transition:opacity .4s;display:inline-block;color:#fff;font-size:0;text-decoration:inherit;margin:5px;-webkit-border-radius:0;-moz-border-radius:0;-ms-border-radius:0;-o-border-radius:0;border-radius:0;overflow:hidden}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials .saboxplugin-icon-grey{text-decoration:inherit;box-shadow:none;position:relative;display:-moz-inline-stack;display:inline-block;vertical-align:middle;zoom:1;margin:10px 5px;color:#444;fill:#444}.clearfix:after,.clearfix:before{content:' ';display:table;line-height:0;clear:both}.ie7 .clearfix{zoom:1}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-twitch{border-color:#38245c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-addthis{border-color:#e91c00}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-behance{border-color:#003eb0}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-delicious{border-color:#06c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-deviantart{border-color:#036824}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-digg{border-color:#00327c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-dribbble{border-color:#ba1655}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-facebook{border-color:#1e2e4f}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-flickr{border-color:#003576}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-github{border-color:#264874}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-google{border-color:#0b51c5}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-googleplus{border-color:#96271a}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-html5{border-color:#902e13}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-instagram{border-color:#1630aa}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-linkedin{border-color:#00344f}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-pinterest{border-color:#5b040e}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-reddit{border-color:#992900}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-rss{border-color:#a43b0a}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-sharethis{border-color:#5d8420}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-skype{border-color:#00658a}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-soundcloud{border-color:#995200}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-spotify{border-color:#0f612c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-stackoverflow{border-color:#a95009}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-steam{border-color:#006388}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-user_email{border-color:#b84e05}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-stumbleUpon{border-color:#9b280e}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-tumblr{border-color:#10151b}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-twitter{border-color:#0967a0}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-vimeo{border-color:#0d7091}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-windows{border-color:#003f71}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-whatsapp{border-color:#003f71}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-wordpress{border-color:#0f3647}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-yahoo{border-color:#14002d}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-youtube{border-color:#900}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-xing{border-color:#000202}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-mixcloud{border-color:#2475a0}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-vk{border-color:#243549}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-medium{border-color:#00452c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-quora{border-color:#420e00}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-meetup{border-color:#9b181c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-goodreads{border-color:#000}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-snapchat{border-color:#999700}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-500px{border-color:#00557f}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-mastodont{border-color:#185886}.sabox-plus-item{margin-bottom:20px}@media screen and (max-width:480px){.saboxplugin-wrap{text-align:center}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar{float:none;padding:20px 0;text-align:center;margin:0 auto;display:block}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar img{float:none;display:inline-block;display:-moz-inline-stack;vertical-align:middle;zoom:1}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc{margin:0 10px 20px;text-align:center}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname{text-align:center;margin:10px 0 20px}}body .saboxplugin-authorname a,body .saboxplugin-authorname a:hover{box-shadow:none;-webkit-box-shadow:none}a.sab-profile-edit{font-size:16px!important;line-height:1!important}.sab-edit-settings a,a.sab-profile-edit{color:#0073aa!important;box-shadow:none!important;-webkit-box-shadow:none!important}.sab-edit-settings{margin-right:15px;position:absolute;right:0;z-index:2;bottom:10px;line-height:20px}.sab-edit-settings i{margin-left:5px}.saboxplugin-socials{line-height:1!important}.rtl .saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar{float:right}.rtl .saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname{display:flex;align-items:center}.rtl .saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname .sab-profile-edit{margin-right:10px}.rtl .sab-edit-settings{right:auto;left:0}img.sab-custom-avatar{max-width:75px;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc a, .saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc {color:0 !important;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials .saboxplugin-icon-grey {color:0; fill:0;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname a,.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname span {color:0;}.saboxplugin-wrap {margin-top:0px; margin-bottom:0px; padding: 0px 0px }.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname {font-size:18px; line-height:25px;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc p, .saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc {font-size:14px !important; line-height:21px !important;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-web {font-size:14px;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg {width:18px;height:18px;}
0938.35.14.13