Có nhiều Phụ huynh hoang mang về vấn đề phát triển của con, đặc biệt những cha mẹ có con lần đầu. Và nhiều phụ huynh khi con đã bước qua giai đoạn vàng mới phát hiện. Để tránh trường hợp đó, VCK xin chia sẻ đến quý phụ huynh dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Contents
Những đặc điểm và dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Thế nào là trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ chậm về ngôn ngữ, chậm về nhận biết và chậm thích ứng về xã hội. Có 4 mức độ khác nhau bao gồm: mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Chúng ta cần phân loại rõ để có thể có những chương trình giáo dục phù hợp cho mỗi trẻ.
Các mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Với trẻ chậm trí tuệ mức độ nhẹ:
Ngôn ngữ trẻ vẫn có, nhưng trẻ diễn đạt không được tốt có thể nói lắp hoặc nói ngọng kèm theo một chút và khả năng diễn đạt không chi tiết, không lưu loát, vốn từ thì hạn chế so với trẻ khác đồng lứa.
Các trẻ này khi đi học cũng sẽ có khó khăn về học tập, ví dụ như, chậm hiểu hơn, làm toán kém hơn, trong ứng xử với bạn bè cũng không được linh hoạt lắm. Điều này có nghĩa là trẻ vẫn có thể đi học hòa nhập được, nhưng giáo viên thường thấy trẻ có vẻ như thụ động. Ở mức độ này trẻ có thể học được đến lớp 6, ứng xử xã hội tốt tương đối tốt, vẫn có thể có những tự lập trong sinh hoạt hàng ngày Chỉ có điều là hơi chậm hơn so với các bạn khác thôi. Do đó trẻ ở mức độ nhẹ, mẹ hơi khó phân biệt so với các trẻ bình thường khác, vì có thể có nhầm lẫn là trẻ này là trẻ ít được quan tâm ít được dạy v.v…
Nhưng vấn đề chính là trí tuệ của trẻ bị chậm hơn bình thường một chút.
Với mức độ trung bình:
Trẻ biểu hiện rõ hơn. Nghĩa là trẻ phải học nhiều lần mới hiểu, không tập trung chú ý, ngôn ngữ diễn đạt khó khăn hơn, chỉ nói được những câu ngắn gọn, đơn giản. Trẻ chỉ có thể kể lại những chuyện đơn giản, khả năng tư duy lôgic trừu tượng hầu như khó khan. Trẻ hầu như chỉ có thể tư duy cụ thể. Các trẻ này vẫn có thể tự lập trong sinh hoạt nhưng vẫn cần một chút hỗ trợ từ phía gia đình.
Với những trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng
Ở mức độ này thì rất dễ nhận biết. Các trẻ ở mức độ này gặp ít hơn so với trẻ ở mức độ nhẹ và trung bình. Trẻ chậm phát triển ở mức độ nặng có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém. Ngôn ngữ của trẻ ở mức rất thô sơ, sử dụng những từ ngữ đơn giản, rời rạc, không biết kể, không biết hội thoại. Về nhận thức, các trẻ này thì rất chậm, chỉ hiểu được cái khái niệm sơ đẳng nhất thôi. Ví dụ như: to nhỏ, màu sắc. Trẻ không thể hiểu được những khái niệm trừu tượng, hay so sánh tinh tế, ví dụ như sự khác biệt và giống nhau giữa hai con vật, đồ vật. Khả năng tổng hợp và phân tích rất kém. Trẻ mức độ này gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Với các kẻ này cần được tiếp cận với học đường chức năng để vừa có môi trường hòa nhập vừa có thể phát triển các khả năng tự lập, phát triển vốn văn hóa kiến thức phổ thông cơ bản để ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Sự thích ứng của trẻ cũng rất chậm và cần được hỗ trợ rất nhiều trong hầu hết các việc.
Kết Luận
Khi phụ huynh nắm rõ các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển với các mức độ này, cha mẹ có thể chọn chương trình phù hợp cho trẻ để giúp trẻ tối ưu hóa khả năng của mình mà không bị áp lực cho chính mình cũng như cho trẻ. Việc kỳ vọng quá mức vào trẻ khi trẻ không đủ khả năng chỉ làm cho trẻ thêm căng thẳng và không khí gia đình mình có những ảnh hưởng tiêu cực trong khi trẻ vẫn không thể để phát triển nhiều hơn với những kỳ vọng quá cao của phụ huynh.
Để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển, quý phụ huynh có thể tham khảo tư vấn tại đây
Phụ Huynh Nên Làm Gì Để Dạy Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Trong Môi Trường Gia Đình
Là cha mẹ có con chậm phát triển trí tuệ, sau khi con được chẩn đoán các vấn đề khó khăn của con, chúng tôi phải làm gì cho con trong môi trường tại nhà? Đây là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Hãy cùng VCK tìm hiểu một số điều hữu ích và hiệu quả phụ huynh có thể giúp con trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà nhé!
Môi trường gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Môi trường gia đình là môi trường phát triển tự nhiên giúp trẻ rất tốt để học tập, áp dụng những kỹ năng đã được làm quen ở trường hoặc ở các trung tâm. Trẻ biết cách khái quát hóa áp dụng thực tế một cách linh hoạt những gì trẻ đã học được ở trường. Vì vậy, ở nhà gia đình nên củng cố những gì trẻ đã học được và phải tiếp tục phối hợp dạy trẻ trong môi trường tự nhiên để trẻ có thể thích nghi và tối ưu hóa nhất những gì con đã học được.
Hàng ngày cha mẹ nên chơi cùng con, khuyến khích con, dạy con qua các hoạt động cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là việc cần kiên trì và thực hiện liên tục, cần sự thống nhất và nhất quán trong gia đình, cũng như lặp đi lặp lại nhiều lần thành những phản xạ và thói quen tốt. Việc dạy trẻ tại nhà cần sự tham gia đồng bộ của tất cả thành viên trong gia đình, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi luôn khuyến khích động viên con để con phát huy những tiềm năng của mình.
Việc sắp xếp để đồ đạc trong gia đình cũng cần ngăn nắp, ổn định.
Việc sắp xếp để đồ đạc trong gia đình cũng cần ngăn nắp, ổn định. Dạy trẻ biết cất gọn gàng sau khi chơi. Các đồ ít dùng thường ngày cần được dọn bớt. Bên cạnh đó, những đồ dùng thường ngày cần được đặt ở những vị trí dễ tìm, dễ thấy để cha mẹ có thể tạo những cơ hội tương tác với trẻ bằng việc chỉ cho trẻ lấy đồ cất đồ ở những vị trí phù hợp.
Tạo môi trường vừa học vừa chơi, thực hành thường xuyên trong mọi lúc mọi nơi
Tạo môi trường vừa học vừa chơi, thực hành thường xuyên trong mọi lúc mọi nơi qua sinh hoạt hàng ngày là những điều kiện và cơ hội rất tốt cho trẻ. Ngoài việc học tại nhà, phụ huynh cũng nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài cộng đồng hoặc chơi với hàng xóm. Cha mẹ tạo điều kiện cho trẻ tương tác với các trẻ đồng lứa cũng như những người lớn khác, hoặc cho trẻ đi chơi công viên để tiếp xúc với môi trường thiên nhiên thì cũng rất tốt cho trẻ, giúp cho trẻ có những nhận cảm về cơ thể của trẻ cũng như về môi trường, giúp trẻ phát triển hài hòa.
Những Lời Khuyên Khi Tìm Trường Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đối với trẻ bình thường việc học tập chọn trường chọn lớp đã là một khó khăn với phụ huynh tuy nhiên với các bé có vấn đề về chậm phát triển trí tuệ thì càng khó khăn hơn. VCK có một số tư vấn để giúp phụ huynh có những định hướng dễ dàng hơn trong việc chọn trường cho các con.
các trường công cũng gặp nhiều khó khăn trong việc dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Hiện nay, các trường công cũng gặp nhiều khó khăn trong việc dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Các trường công nhắm đến dạy hoạt động giáo dục hòa nhập là chính, còn những trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng thì cần đi học ở các trường chuyên biệt hoặc trung tâm tâm lý, giáo dục. Tại đây trẻ được học các kỹ năng phát triển ngôn ngữ, nhận thức, học đường chức năng và các kỹ năng giao tiếp xã hội tương tác với bạn bè. Các giáo viên tại đây dạy trẻ 1:1 hoặc phối hợp với các tiết nhóm, phát triển các hoạt động vận động hoạt động cảm giác. Bên cạnh đó, các con cũng cần hỗ trợ phối hợp với các phương pháp trị liệu về tâm vận động, điều hòa cảm giác v.v… theo đúng nhu cầu và mức độ khó khăn của trẻ. Tóm lại khi trẻ nặng các bé nên được can thiệp ở các trung tâm tâm lý và các trung tâm về giáo dục đặc biệt.
Gia đình nên tham vấn các chuyên gia, bác sĩ, giáo viên
Khi trẻ đã có những tiến bộ nhất định, gia đình nên tham vấn các chuyên gia, bác sĩ, giáo viên để trẻ có thể tham gia hòa nhập. Khi trẻ đã có sự phát triển ngôn ngữ, cũng như những ứng xử phù hợp thích ứng, trẻ sẽ có thể để phát triển trong môi trường hòa nhập ở mầm non hoặc tiểu học và trung học. Dù vậy việc hỗ trợ trẻ cần luôn được duy trì liên tục khi trẻ đã học mầm non tiểu học hoặc phổ thông.
Ở các thành phố lớn có các trường chuyên biệt hoặc các trường hòa nhập có các lớp hòa nhập để giúp trẻ có những cơ hội tốt nhất trong việc phát triển và giáo dục. Và phải luôn nhấn mạnh rằng vai trò của gia đình luôn luôn đóng một phần quan trọng nhất trong việc phát triển của trẻ ở các giai đoạn, giúp trẻ phát triển tối ưu và cũng là một cách phù hợp nhất với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
phụ huynh cũng nên bổ sung các khóa học ngắn hạn để nâng cao hiểu biết
Để phối hợp dạy con hiệu quả, phụ huynh cũng nên bổ sung các khóa học ngắn hạn để nâng cao hiểu biết nâng cao những kỹ năng trong việc tương tác và giáo dục trẻ. Phụ huynh có thể có những kế hoạch giáo dục ngắn hạn hoặc dài hạn và có những trao đổi định kỳ với các nhà chuyên môn để được hỗ trợ phù hợp và kịp thời chứ không nên một mình gia đình loay hoay sẽ gặp nhiều khó khan, cũng như giảm tính hiệu quả của công tác hỗ trợ trẻ tại gia đình. Việc lượng giá định kỳ, đánh giá lại trong các sau các giai đoạn cũng rất quan trọng trong quá trình đồng hành cùng con phát triển và chinh phục mục tiêu cuộc sống.
Đoàn Nguyên Trân – Founder của VCK. Chuyên gia trong lãnh vực tư vấn can thiệp trẻ đặc biệt: trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ bị Down, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ trầm cảm. Và là một chuyên gia trong lãnh vực thính học, với bằng cấp Thạc Sĩ được cấp từ Đại học Flinders University miền nam nước Úc