Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là nghiên cứu khoa học và tại sao sinh trắc vân tay lại là một nghiên cứu khoa học, mà không phải là bói toán xem chỉ tay như nhiều người lầm tưởng.

Cơ Sở Lý Luận Khoa Học Về Sinh Trắc Vân Tay

Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào, chúng ta thường phải có một cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận này đặt trên nền tảng khoa học, lý chứng xác thực, nhằm giúp củng cố những điều chúng ta nói và những gì chúng ta đang thực hiện trở tin cậy hơn cho chính chúng ta và cho những người mà chúng ta muốn nhắm tới. Và nghiên cứu về vân tay, có thật sự là một khoa học hay một bói toán mà nhiều người vẫn đang hiểu lầm?

Trong bài viết này, VCK xin chia sẻ đến các bạn cơ sở lý luận về sinh trắc vân tay, hay nói đúng hơn là cơ sở khoa học về sinh trắc. Hoặc cũng có thể tạm gọi nôm na: Những dẫn chứng để tin rằng sinh trắc vân tay là một ứng dụng khoa học.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là nghiên cứu khoa học và tại sao sinh trắc vân tay lại là một nghiên cứu khoa học, mà không phải là bói toán xem chỉ tay như nhiều người lầm tưởng.

Nghiên cứu khoa học là gì

Là áp dụng những kiến thức, cơ sở lý luận để tìm ra một vấn đề nào đó cách rõ ràng. Và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống, con người…. hay theo định nghĩa của wikipedia:

Nghiên cứu: “Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết mới. Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản (khác với nghiên cứu ứng dụng) là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải, hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại. Các hình thức nghiên cứu bao gồm: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, kinh doanh, thị trường… Cách tiếp cận nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau có thể rất khác nhau.”

Tham khảo thêm tại

Mục đích của nghiên cứu sinh trắc vân tay

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận sơ bộ cho việc nghiên cứu sinh trắc học vân tay là công việc thu thập các dữ liệu, chứng cứ xác thực để hiểu được não ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào, từ đó, ứng dụng vào phát triển thăng tiến bản thân.

Hiểu được vấn đề trên, chúng ta cùng bước sang một vấn đề khác, đó chính là mục đích của sinh trắc học dấu vân tay là làm gì? Xin trả lời đơn sơ thế này, mục đích cốt yếu của sinh trắc học vân tay nhằm giúp chúng ta hiểu về sự ảnh hưởng của não bộ trên hành vi của chúng ta và nhờ đó, chúng ta áp dụng chúng vào trong việc phát triển bản thân.

Những phương pháp giúp hiểu về sự ảnh hưởng của não bộ

Khoa học phát triển, việc nghiên cứu về não bộ không còn quá khó khăn. Chúng ta có thể hiểu được sự ảnh hưởng của não bộ qua: Thần kinh học, tâm lý học hành vi, nghiên cứu rời rạc về các nhóm tính cách, hoặc chính NLP, ngôn ngữ lập trình tư duy cũng giúp hiểu được não bộ và sự ảnh hưởng của não bộ.

Tuy nhiên, để nhìn thấy hình ảnh của não bộ dàn trải như một tấm bản đồ, thì phương pháp nào? MRI, CITI, SPEC là những phương pháp giúp ta thấy hình ảnh của não bộ. Nhưng chi phí của chúng thật sự khá đắt đỏ, chỉ có thể áp dụng trong vài trường hợp cần thiết trong trị liệu. Nhưng với dấu vân tay, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của não bộ mình cách đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả nghiên cứu cao. Tới đây, chúng ta lượt qua sơ lược khái niệm thế nào là sinh trắc học vân tay.

Hay sinh trắc vân tay là gì?

Sinh trắc vân tay có tên khoa học là DERMATOGLYPHICS là tên khoa học của sinh trắc học dấu vân tay.  và đây phương pháp nghiên cứu về dấu vân tay và thông qua dấu vân tay, người ta phân tích được tiềm năng não bộ.

Và bắt đầu chúng ta cùng tìm hiểu đến những cơ sở lý luận làm nền tảng minh chứng sinh trắc vân tay là một nghiên cứu khoa học.

Dấu vân tay cho chúng ta biết được sự phân bố các tế bào thần kinh mấu chốt trên não. Và ngành vân tay cho chúng ta kết quả thống kê học về ảnh vân tay với sự hình thành hành vi tính cách của con người.

5 thời kỳ nghiên cứu và phát triển của sinh trắc vân tay được cho là nền tảng khoa học không phải bói toán

Sự phát triển của sinh trắc vân tay dựa trên 5 thời kỳ chính mà VCK xin chia sẻ đến các bạn

Khảo cổ học

Tại Babylon cổ đại, thế kỷ 2 trước công nguyên, người Babylon đã biết sử dụng dấu vân tay để xác nhận như chữ ký cá nhân. Những ai bị bắt giữ, thì được tiến hành lấy vân tay thời Dưới triều vua Hammurabi (1792 TCN-1750 TCN) người ta đã tiến hành lấy dấu vân tay của những người bị bắt giữ. Trong giao dịch dân sự, để bảo vệ chống lại sự giả mạo, các bên tham gia hợp đồng ấn dấu vân tay của mình vào viên đất sét trên hợp đồng đã được viết.

Dấu vân tay được người Trung Hoa, Nhật Bản sử dụng để xác nhận các khoản vay, các đồ gốm từ trước Công nguyên rất lâu. Từ thời Tần (248 TCN-207 TCN), các quan chức đã biết in tay, in chân cũng như in ngón tay làm bằng chứng từ hiện trường vụ án. Sau này quan lại đã ấn dấu vân tay của họ vào các con dấu bằng đất sét được sử dụng trong các tài liệu khi lụa và giấy (105 bởi Thái Luân) được phát minh. Vào thế kỷ XIII, bác sĩ Ba Tư là Rashid al- Din Hamadani (1247-1318) đề cập đến việc Trung Quốc xác định người thông qua dấu vân tay của họ. Ông nhận xét: “Kinh nghiệm cho thấy rằng không có hai cá nhân có ngón tay hoàn toàn giống nhau”. Nhưng việc nghiên cứu vân tay, dâu vết vân tay một cách khoa học, viết thành sách lại thuộc về người châu Âu.

Vào cuối thế kỷ 19, vào năm 1880 tiến sĩ Henry Faulds đã đưa ra lý luận về số lượng vân tay TRC

Vào cuối thế kỷ 19, vào năm 1880 tiến sĩ Henry Faulds đã đưa ra lý luận về số lượng vân tay TRC viết tắt của từ Total Rigdge Count. Ông cho rằng, có thể dự đoán khá chính xác về mức độ phụ thuộc của vân tay vào gen di truyền của con người được thừa kế, trong đó liên quan nhiều nhất đến trí tuệ của con người.

Năm 1926 Harold Cummins được xem là cha để của sinh trắc dấu vân tay. Với lý luận: cường độ vân tay liên quan đến trí tuệ của con người. Và ông đã chứng minh được vân tay được hình thành đồng thời với sự hình thành của não bộ từ tuần 13 đến tuần 21 của thai kỳ.

Năm 1942, Charlotter Wolff ông đã sử dụng số liệu thống kê để tính toán ý nghĩa cho từng khu vực của lòng bàn tay và trí tuệ tiềm thức, đề xuất mối quan hệ giữa dấu vân tay và quá trình tư duy.

Năm 1986, Giải Nobel về sinh lý học đã được trao cho tiến sĩ Rita Levi Montalcini và tiến sĩ Stanley Cohen nhờ phát hiện mối tương quan giữa NGF (yếu tố tăng trưởng tế bào thần kinh não bộ) và EGF (yếu tố tăng trưởng tế bào biểu bì hình thành vân tay)

Lịch sử sinh trắc học vân tay

Bên cạnh đó, nền cơ sở lý luận của sinh trắc học dấu vân tay cần dựa vào 4 tiên đề

Đầu tiên, chúng ta cần chấp nhận:

Mỗi dấu vân tay có quan hệ với một thùy vật lý trên não

Theo sinh trắc vân tay, não bộ chia làm 5 vùng thùy: thùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Tức là não được chia làm 2 bán cầu, bán cầu não trái và bán cầu não phải; mỗi bán cầu não chia ra 5 thùy như vừa kể

Xem thêm chức năng của các thùy não tại

Chức Năng Của 5 Thùy Não Bộ

Thùy Chẩm:

Xử lí liên quan đến hình ảnh và ngón út là biểu hiện của thùy chẩm. Thùy chẩm có chức năng nhận thức thông tin từ thị giác và tái tạo hình ảnh, sau đó xuất hình ảnh đó về lại mắt. Thùy chẩm nằm sát gáy. Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng. Từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh – thái dương trên nhận thức các đồ vật chuyển động.

Thùy Thái dương :

Âm thanh (ngón áp út). Thùy thái dương tương ứng với giác quan thính giác. Những người có thùy thái dương phát triển mạnh thường rất nhạy cảm với âm thanh. Chức năng nổi trội của thùy thái dương là trí nhớ, đặc biệt trí nhớ tường thuật (declarative memory).

Thùy Đỉnh

Thùy Đỉnh : liên quan đến cảm giác và vận động (ngón giữa). Thùy đỉnh tương ứng với vai trò vận động, tiếp nhận và hiểu được các thông tin, cảm giác bản thể. Đứa trẻ nào có thùy đỉnh phát triển nhanh hơn những thùy còn lại khi được sinh ra, chúng sẽ biết chạy trước khi biết nói.

Thùy Trán:

Khả năng ghi nhớ (Ngón trỏ) Thùy trán tương ứng với vai trò nhận thức, thực hiện, hành động, chú ý. Chức năng nổi trội của thùy trán bao gồm: bộ nhớ làm việc (working memory), phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật cùng loại.

Thùy trước trán:

khả năng tổng hợp, phân tích đánh giá (ngón cái). Thùy trước trán có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các thùy còn lại và phân tích dữ liệu. Vì vậy chức năng cơ bản của thùy trước trán đó chính là tư duy, logic, phản biện, đánh giá, xem xét thông tin.

Tiên đề thứ 2 cần chấp nhận đó chính là thuyết thông minh đa dạng theo Gardner

Howard Gardner sinh ra tại Scranton, Pennsylvania vào năm 1943. Cha mẹ ông đã chuyển từ Nürnberg Đức đến Mỹ năm 1938 với đứa con 3 tuổi, Eric. Ngay trước khi Howard Gardner ra đời, Eric đã thiệt mạng trong một tai nạn trượt tuyết. Hai sự kiện này không được nhắc đến trong tuổi thơ của Gardner, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và sự phát triển của ông. Ông không được tham gia nhiều hoạt động thể chất nguy hiểm nhưng lại được khuyến khích theo đuổi các ý tưởng sáng tạo và tri thức. Khi Howard bắt đầu phát hiện ra lịch sử bí mật của gia đình (và nguồn gốc Do Thái) ông bắt đầu nhận thức rằng ông khác với cha mẹ và các bạn đồng trang lứa.

Cha mẹ đã gửi Howard đến Phillips Academy tại Andover Massachusetts, nhưng ông từ chối. Ông đến học ở một trường Trung học Dân lập tại Kingston, Pennsylvania. Howard Gardner đã nắm được cơ hội ở đây và có được sự ủng hộ cũng như quý mến của nhiều giáo viên tốt. Sau đó ông đã học tại Đại học Havard để học Lịch sử và sẵn sàng theo nghề luật.Tuy nhiên, ông may mắn được làm học trò của Eric Erikson. Theo Howard Gardner, Erikson có lẽ đã “gắn xi” lên hoài bão trở thành học giả của ông.

Và có một vài điều khác: Trí óc tôi thực sự được mở rộng khi tôi tới Harvard và có cơ hội làm học trò của nhà phân tâm học Eric Erikson, nhà xã hội học David Riesman và nhà tâm lý và nhận thức học Jerome Bruner. Tôi đã học khóa học về nghiên cứu bản năng của con người, đặc biệt con người suy nghĩ như thế nào. Và từ đó học thuyết Trí Thông minh Đa dạng ra đời

Howard Gardner định nghĩa thông minh là” khả năng giải quyết các vấn đề hoặc đưa ra những sản phẩm mới có giá trị trong một hay nhiều nền văn hóa khác nhau (Gardner&Hatch, 1989).

Học thuyết Trí thông minh đa dạng

Năm 1983, Howard đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh.

Ban đầu Howard Gardner đưa ra 7 Trí thông minh. Hai Trí thông minh đầu tiên có giá trị điển hình trong trường học; ba Trí thông minh tiếp theo thường được gắn với nghệ thuật; và hai Trí thông minh cuối cùng được Howard Gardner gọi là “Trí thông minh cá nhân”. Tổng hợp của 7 loại hình thông minh đó là:

  • Thông minh về ngôn ngữ
  • Thông minh toán học
  • Thông minh về âm nhạc
  • Thông minh thể chất
  • Thông minh về hội họa không gian
  • Thông minh nội tâm
  • Thông minh về tương tác xã hội

Năm 1996 ông tiếp tục đưa ra thêm Trí thông minh về tự nhiên. Hiện nay ông nghiên cứu thêm một loại hình Trí thông minh nữa, đó là Trí thông minh Sinh tồn. Theo Howard Gardner, Trí thông minh đa dạng cho thấy mỗi con người có khả năng biểu đạt tri thức của mình theo 9 cách khác nhau và khi đã biết trí thông minh của mình là gì thì bạn sẽ biết học theo cách tốt nhất là như thế nào.

Egroup và Apax xin giới thiệu trí thông minh đa dạng của Howard Gardner dưới loạt bài nghiên cứu sau:

Trí thông minh ngôn ngữ

Đây là trí thông minh của các phóng viên, nhà văn, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư, người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh biện , thuyết phục, làm trò, hay hướng dẫn hiệu quả thông qua sử dụng lời nói,

Trí thông minh logic toán học

Là loại hình thông minh đối với những con số và sự logic, đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những người lập trình máy tính, nét tiêu biểu về trí thông minh logic toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, tìm ra quy tắc dựa trên các khái niệm.

Trí thông minh hình ảnh không gian

Trí thông minh không gian liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan, đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ, các phi công và các kỹ sư cơ khi máy móc, những người đã thiết kế ra Kim tự tháp Ai Cập có rất nhiều trí thông minh này.

Trí thông minh âm nhạc

Đặc điểm cơ bản của trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu, đó là trí thông minh của các nhạc công hay những ca sĩ, ngoài ra trí thông minh âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt và hát theo giai điệu.

Trí thông minh vận động thể chất

Khả năng vận động thân thể là loại hình thông minh của chính bản thân cơ thể, nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động về thân thể, khiến các hoạt động của thân thể và các thao tác cầm nắm một cách khéo léo, các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, thợ cơ khí và các bác sỹ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này,

Trí thông minh tương tác cá nhân

Đây là năng lực hiểu và làm được với những người khác, khả năng nhìn thấu suốt bên trong người khác, từ đó nhìn ra viễn cảnh bên ngoài bằng chính con mắt của họ,

Trí thông minh nội tâm

Trí thông minh nội tâm là năng lực tự nhận thức về bản thân, một người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản thân mình, người có trí thông minh này họ thường hay xem xét bản thân và thích trầm tư suy nghĩ, được ở trạng thái tĩnh lặng hay các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác, họ thích làm việc một mình hơn làm việc cùng những người khác, họ là người có tính độc lập và tính tự giác tốt.

Những dạng thông minh được bổ sung

Trí thông minh thiên nhiên

Trí thông minh thiên nhiên là khả năng tinh thông trong việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường. Đối với mỗi dạng trong bảy loại hình thông minh đầu tiên, có rất nhiều cách để thể hiện chúng ra thế giới bên ngoài. Có lẽ rõ rệt nhất, những người có cảm nhận về thiên nhiên bộc lộ trí thông minh của mình. Đó là sở trường của những người làm vườn, trồng cây cảnh, sáng tạo khung cảnh thiên nhiên , hay nói cách khác là thể hiện sự quan tâm tự nhiên của mình đối với thực vật

Trí thông minh hiện sinh

Trí thông minh hiện sinh có rất ít mối quan hệ với bất kỳ hệ tư tưởng nào. Hơn thế, định nghĩa trí thông minh hiện sinh là trí thông minh liên quan tới các vấn đề cơ bản của cuộc sống. Những câu hỏi như: “Cuộc sống là gì?” “Ý nghĩa của nó là gì?” “Vì sao lại có quỷ dữ?” “Loài người sẽ tiến tới đâu?” và “Chúa có tồn tại hay không?” là những điểm khởi đầu mạnh mẽ cho một cuộc khai phá tầm nhận thức sâu sắc hơn. định nghĩa khả năng của trí thông minh hiện sinh gồm hai phần:

– Xác định bản thân tới những tầm xa nhất của vũ trụ – nơi tận cùng, vô tận.

– Xác định bản thân với những tính năng hiện hữu nhất của điều kiện con người – tầm quan trọng của cuộc sống, ý nghĩa của cái chết, số mệnh cuối cùng của thế giới vật chất, tinh thần, những trải nghiệm sâu sắc như là tình yêu của con người hoặc niềm đam mê nghệ thuật.

Một số người có nhiều trí thông minh hiện sinh do họ đã tìm thấy một “chân lý cuối cùng”, trong khi những người khác kém hơn vì không tìm ra. Những người có trí thông minh hiện sinh có thể là nhà thần học, mục sư, giáo sỹ Do Thái, pháp sư, linh mục, thầy dạy Yoga, nhà sư và những thầy trưởng tế Hồi giáo. Mỗi người trong số họ có thể có những nhận thức khác nhau về bản chất của chân lý tuyệt đối. Nhưng cũng có những người theo thuyết bất khả tri, những triết gia theo phái hoài nghi, phái vô thần, phái châm chích, những người báng bổ hoặc những nhà dị giáo – những người thể hiện một trình độ cao hơn của trí thông minh hiện sinh bởi họ luôn cố xoay xở với những câu hỏi ở mức độ căng thẳng và phức tạp.

Xem chi tiết tại

Tiên đề thứ 3: chấp nhận lý thuyết về toàn não

Tiên đề thứ 4: vân tay học – hình ảnh vân tay liên quan đến hành vi. Nghiên cứu của Harold Cummins

Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.

Cấu tạo của não bộ là sự liên kết giữa các nơ-ron thần kinh. Số lượng của các nơ-ron thần kinh trên não là bẩm sinh và nó được hình thành trong giai đoạn từ tuần 13 cho đến tuần thứ 19 của thai kì.

Sự phân bổ số lượng tế bào nơ-ron thần kinh này trên 5 trung khu thần kinh não là bẩm sinh và chúng được phân bổ không đồng đều.

Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì. Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô…Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau. Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau.

Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó có dấu vân tay khác nhau.

Cuối thế kỉ 19 năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds đã chứng minh được rằng có thể dự đoán tương đối chính xác tổng số lượng vân tay TRC (Total Ridge Count) và mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người. Vì vậy có thể coi TRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế. Thông qua vân tay, chúng ta có thể biết được sự phân bổ các nơ trôn thần kinh tại mỗi vị trí thùy não bằng việc phân tích TRC

TRC phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào việc hình thành một con người cụ thể. Thật vậy, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hai yếu tố hệ thống gen và môi trường nên nó phản ánh được quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.

Trước đó,một bác sĩ người Mỹ đã phát hiện ra một trường hợp kỳ lạ ở một trẻ mới sinh,đứa bé này không hề có bộ não. Người ta cũng đã phát hiện ra một điều dấu vân tay có liên hệ mật thiết với bộ não, bởi vì cả hai cùng không tìm thấy trong thời điểm này.

Các trường hợp tương tự như vậy xuất hiện với tần số ngày càng nhiều khiến các chuyên gia không thể phủ nhận một điều rằng: Não người và dấu vân tay đi liền với nhau. Ngành khoa học thần kinh đã nhấn mạnh rằng dấu vân tay và bộ não cùng phát triển đồng bộ với nhau. Ví dụ, ta có thể biết một đứa trẻ mắc hội chứng Down thông qua dấu vân tay rất khác biệt so với những đứa trẻ bình thường.

Giáo sư khoa thần kinh học người Canada Penfield đã công bố một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các vùng não và chức năng của cơ thể. Trong đó, mối quan hệ giữa dấu vân tay và não cũng đã được chỉ ra.

Chuyên gia y khoa Nhật Bản cũng đã chứng minh được rằng các ngón tay liên quan chặt chẽ đến bán cầu não.Phát minh này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, tạo ra một bước tiến vượt trội trong y khoa.

Vì thế, để tìm hiểu tại sao một người lại hành động như thế này còn người kia hành động theo cách khác, một người có năng khiếu về lĩnh vực này nhưng người khác lại không, thì chỉ có một con đường duy nhất là nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện bằng các đường vân trên ngón tay.

Như thế, dựa vào những gì chúng ta cùng bàn luận trên, chúng ta có thể kết luận rằng, sinh trắc học dấu vân tay chính là một nghiên cứu khoa học, chứ không phải bói toán như nhiều người lầm tưởng. Và như thế, ứng dụng của sinh trắc vân tay vào cuộc sống bạn có thể tham khảo tại:

 

Bài viết liên quan
/* .saboxplugin-wrap{-webkit-box-sizing:border-box;-moz-box-sizing:border-box;-ms-box-sizing:border-box;box-sizing:border-box;border:1px solid #eee;width:100%;clear:both;display:block;overflow:hidden;word-wrap:break-word;position:relative}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar{float:left;padding:20px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar img{max-width:100px;height:auto;border-radius:0;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname{font-size:18px;line-height:1;margin:20px 0 0 20px;display:block}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname a{text-decoration:none}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname a:focus{outline:0}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc{display:block;margin:5px 20px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc a{text-decoration:underline}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc p{margin:5px 0 12px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-web{margin:0 20px 15px;text-align:left}.saboxplugin-wrap .sab-web-position{text-align:right}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-web a{color:#ccc;text-decoration:none}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials{position:relative;display:block;background:#fcfcfc;padding:5px;border-top:1px solid #eee}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg{width:20px;height:20px}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg .st2{fill:#fff; transform-origin:center center;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg .st1{fill:rgba(0,0,0,.3)}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a:hover{opacity:.8;-webkit-transition:opacity .4s;-moz-transition:opacity .4s;-o-transition:opacity .4s;transition:opacity .4s;box-shadow:none!important;-webkit-box-shadow:none!important}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials .saboxplugin-icon-color{box-shadow:none;padding:0;border:0;-webkit-transition:opacity .4s;-moz-transition:opacity .4s;-o-transition:opacity .4s;transition:opacity .4s;display:inline-block;color:#fff;font-size:0;text-decoration:inherit;margin:5px;-webkit-border-radius:0;-moz-border-radius:0;-ms-border-radius:0;-o-border-radius:0;border-radius:0;overflow:hidden}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials .saboxplugin-icon-grey{text-decoration:inherit;box-shadow:none;position:relative;display:-moz-inline-stack;display:inline-block;vertical-align:middle;zoom:1;margin:10px 5px;color:#444;fill:#444}.clearfix:after,.clearfix:before{content:' ';display:table;line-height:0;clear:both}.ie7 .clearfix{zoom:1}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-twitch{border-color:#38245c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-addthis{border-color:#e91c00}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-behance{border-color:#003eb0}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-delicious{border-color:#06c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-deviantart{border-color:#036824}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-digg{border-color:#00327c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-dribbble{border-color:#ba1655}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-facebook{border-color:#1e2e4f}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-flickr{border-color:#003576}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-github{border-color:#264874}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-google{border-color:#0b51c5}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-googleplus{border-color:#96271a}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-html5{border-color:#902e13}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-instagram{border-color:#1630aa}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-linkedin{border-color:#00344f}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-pinterest{border-color:#5b040e}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-reddit{border-color:#992900}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-rss{border-color:#a43b0a}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-sharethis{border-color:#5d8420}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-skype{border-color:#00658a}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-soundcloud{border-color:#995200}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-spotify{border-color:#0f612c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-stackoverflow{border-color:#a95009}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-steam{border-color:#006388}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-user_email{border-color:#b84e05}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-stumbleUpon{border-color:#9b280e}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-tumblr{border-color:#10151b}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-twitter{border-color:#0967a0}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-vimeo{border-color:#0d7091}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-windows{border-color:#003f71}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-whatsapp{border-color:#003f71}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-wordpress{border-color:#0f3647}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-yahoo{border-color:#14002d}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-youtube{border-color:#900}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-xing{border-color:#000202}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-mixcloud{border-color:#2475a0}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-vk{border-color:#243549}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-medium{border-color:#00452c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-quora{border-color:#420e00}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-meetup{border-color:#9b181c}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-goodreads{border-color:#000}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-snapchat{border-color:#999700}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-500px{border-color:#00557f}.saboxplugin-socials.sabox-colored .saboxplugin-icon-color .sab-mastodont{border-color:#185886}.sabox-plus-item{margin-bottom:20px}@media screen and (max-width:480px){.saboxplugin-wrap{text-align:center}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar{float:none;padding:20px 0;text-align:center;margin:0 auto;display:block}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar img{float:none;display:inline-block;display:-moz-inline-stack;vertical-align:middle;zoom:1}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc{margin:0 10px 20px;text-align:center}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname{text-align:center;margin:10px 0 20px}}body .saboxplugin-authorname a,body .saboxplugin-authorname a:hover{box-shadow:none;-webkit-box-shadow:none}a.sab-profile-edit{font-size:16px!important;line-height:1!important}.sab-edit-settings a,a.sab-profile-edit{color:#0073aa!important;box-shadow:none!important;-webkit-box-shadow:none!important}.sab-edit-settings{margin-right:15px;position:absolute;right:0;z-index:2;bottom:10px;line-height:20px}.sab-edit-settings i{margin-left:5px}.saboxplugin-socials{line-height:1!important}.rtl .saboxplugin-wrap .saboxplugin-gravatar{float:right}.rtl .saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname{display:flex;align-items:center}.rtl .saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname .sab-profile-edit{margin-right:10px}.rtl .sab-edit-settings{right:auto;left:0}img.sab-custom-avatar{max-width:75px;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc a, .saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc {color:0 !important;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials .saboxplugin-icon-grey {color:0; fill:0;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname a,.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname span {color:0;}.saboxplugin-wrap {margin-top:0px; margin-bottom:0px; padding: 0px 0px }.saboxplugin-wrap .saboxplugin-authorname {font-size:18px; line-height:25px;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc p, .saboxplugin-wrap .saboxplugin-desc {font-size:14px !important; line-height:21px !important;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-web {font-size:14px;}.saboxplugin-wrap .saboxplugin-socials a svg {width:18px;height:18px;}
0938.35.14.13