NHỮNG DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ KHIẾM THÍNH
NHỮNG DẤU HIỆU TRẺ CÓ THỂ BỊ KHIẾM THÍNH
Những biểu hiện của trẻ bị mất thính lực ở các mức độ khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau ít nhiều, hoặc ngay cả ở một số trẻ, không có một dấu hiệu bất thường nào ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên cha mẹ có thể nhận biết nếu để ý những dấu hiệu khiếm thính ở trẻ trong sinh hoạt hàng ngày, như:
Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi:
Trẻ không giật mình khi bất ngờ nghe âm thanh lớn hoặc là không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc, giọng nói.
Trẻ không có các biểu hiện như hướng về nơi phát ra âm thanh.
Một dấu hiệu khác đó là các bé không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu, nhẹ nhàng.
Các bé không cựa mình hay thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn khi trẻ đang ngủ trong phòng yên tĩnh.
Đối với trẻ từ 4 đến 8 tháng tuổi: Trẻ không xoay đầu hai hướng mắc về nơi phát ra âm thanh. Trẻ không có sự thay đổi với các môi trường ồn ào hoặc yên tĩnh hoặc giữa các âm thanh hoặc giọng nói khác nhau hoặc không có sự hứng thú với những đồ chơi có tiếng họ phát ra âm thanh
Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi :
Bé có biểu hiện không hề có cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó hoặc bé có biểu hiện khác khi nghe nói chuyện.
Hoặc bé có biểu hiện không biết ê a, không có các phản xạ khi nghe các hiệu lệnh như “không được”, cũng như không cảm nhận được các giọng điệu âm giọng của những cảm xúc khác nhau.
Trẻ có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó và chỉ có thể cảm nhận được một số tiếng động có độ rung nhất định.
Chỉ quay lại vì nhìn thấy cha mẹ hay vật chứ không phải do đơn thuần nghe âm thanh cha mẹ gọi và có thể bị nhầm lẫn là trẻ đang lờ đi hay đang chú ý việc khác.
Đây là biểu hiện của chứng mất thính lực một phần hay hoàn toàn.
Đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng:
Khi được 9 tháng: các trẻ này không có phản ứng gì khi được gọi tên là một dấu hiệu nhận biết rất sớm. Bên cạnh đó là các dấu hiệu tương tự như ở những độ tuổi trước đó. Các bé gặp khó khăn hoặc không bật được một số phụ âm như /m, p, b, g/. Và ko tương tác được với âm thanh, âm nhạc qua việc lắng nghe, lắc lư, hay ê a theo bài hát. Trẻ học nói chậm, dửng dưng với âm thanh, đến 1 tuổi mà chưa nói được từ đơn có nghĩa nào ví dụ như /ma ma/ = mẹ, /pa pa/ = ba, bố v.v…
Trẻ 12 tháng: Với những biểu hiện trên, trong giai đoạn này, trẻ ko hiểu được một số từ chỉ đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt hoạt hàng ngày. Trẻ chủ yếu nhìn các động tác để hiểu thông tin hoặc yêu cầu của người lớn, ví dụ như: vẫy tay bye bye, đưa tay chào, cúi đầu chào, cười lên, lại đây v.v….
Cha mẹ cần cho con đi khám khi gặp các dấu hiệu như trên
NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ KHIẾM THÍNH
Một đứa trẻ không nói được là do trẻ không nghe được, từ đó không bắt chước được âm thanh lời nói, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khiếm thính?
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khiếm thính có thể xuất hiện trước, trong và sau khi sinh.
Nguyên nhân trước khi sinh có thể là là bẩm sinh dị dạng tai hay bị các khiếm khuyết vành tai, do bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai như bị cúm sởi hay các bệnh do các loại virus khác; tiền sử gia đình bị khiếm thính di truyền xảy ra việc taI trong phát triển không bình thường.
Nguyên nhân trong khi sinh như trẻ sinh non trước 6 tháng, nhẹ cân dưới 2kg hoặc bị chấn thương não do bị can thiệp sản khoa.
Nguyên nhân sau khi sinh do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não mủ, bị sởi, quai bị, bị viêm não và các bệnh liên quan đến tai do bị viêm nhiễm trùng viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính, do nhiễm độc thần kinh thính giác do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chấn thương đầu hoặc sọ não.
Nguyên nhân gây mất thính lực TẠM THỜI ở các trẻ nhỏ là do bị ráy tai quá nhiều hoặc các nhiễm trùng về tai, viêm màng não vì sởi, bị ho gà, bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, bị các loại vật lạ xâm nhập vào tai như hạt đậu, hạt thóc, đầu bút chì v.v… các tổn thương gây thủng màng nhĩ, hoặc bị thừa các chất nhầy trong vòi nhĩ do bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng tai giữa.
Nguyên nhân gây mất thính lực VĨNH VIỄN ở các trẻ nhỏ là do tiền sử của gia đình bị vấn đề về khiếm thính, do di truyền khiến cho cấu tạo tai trong phát triển bất thường, do trẻ bị nhiễm trùng trong quá trình thai nhi, người mẹ bị các bệnh như cúm sởi hoặc các bệnh có nhiễm các vi rút khác; do trẻ bị sang chấn mạnh hoặc chấn động một số vùng ở não bộ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
Đoàn Nguyên Trân – Founder của VCK. Chuyên gia trong lãnh vực tư vấn can thiệp trẻ đặc biệt: trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ bị Down, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ trầm cảm. Và là một chuyên gia trong lãnh vực thính học, với bằng cấp Thạc Sĩ được cấp từ Đại học Flinders University miền nam nước Úc